ESI là một kỹ thuật ion hóa được ứng dụng cho những hợp chất không bền nhiệt, phân cực, có khối lượng phân tử lớn. ESI có khả năng tạo thành những ion đa điện tích (dương hoặc âm, tùy thuộc vào áp cực điện thế), được xem là kỹ thuật ion hóa êm dịu hơn APCI, thích hợp cho phân tích các hợp chất sinh học như protein, peptide, nucleotide… hoặc các polyme công nghiệp như polyethylen glycol.
Trong ESI, các ion được hình thành như sau:
Sơ đồ tạo ion dương bằng nguồn ESI
Được bắt nguồn từ hệ thống sắc ký lỏng, tại
đầu ống dẫn mao quản, dưới ảnh hưởng của điện thế cao và sự
hỗ trợ của khí mang, mẫu được phun thành những hạt sương nhỏ mang tích
điện tại bề mặt. Khí ở xung quanh các giọt này tạo nhiệt năng
làm bay hơi dung môi ra khỏi giọt sương, khi đó, mật độ điện tích
tại bề mặt hạt sương gia tăng. Mật độ điện tích này tăng đến một điểm
giới hạn (giới hạn ổn định Rayleigh) để từ đó hạt sương phân chia thành
những hạt nhỏ hơn vì lực đẩy lúc này lớn hơn sức căng bề mặt. Quá trình
này được lặp lại nhiều lần để hình thành những hạt rất nhỏ. Từ những hạt
rất nhỏ mang điện tích cao này, các ion phân tích được chuyển thành
thể khí bởi lực đẩy tĩnh điện rồi sau đó đi vào bộ phân tích khối.Trong kỹ thuật ESI, phân tử nhất thiết phải được biến thành chất điện ly, tan trong dung dịch dùng để phun sương. Điều này phụ thuộc vào: dung môi sử dụng, pKa của chất điện ly và pH của dung dịch. Các dung môi phù hợp để phun sương là: methanol, acetonitrile, ethanol,…
Nguồn case.vn
No comments:
Post a Comment
Bạn cần thêm thông tin hay có câu hỏi vui lòng comment